Một khía cạnh của sự gần gũi
Chúng ta không chỉ đơn giản là sống cho người khác. Một cuộc sống mà hoàn toàn tập trung vào người khác và không quan tâm gì đến chính nó thì cuối cùng sẽ bị phân hủy. Nếu nghĩ rằng cuộc sống phải cho đi như thế là hình thức cao đẹp nhất của đời sống thiêng liêng thì là một sự hiểu biết chưa đúng về sự nhịp nhàng của đời sống nội tâm. Sự nhịp nhàng ấy nhận thức rằng ta cần được nuôi dưỡng, được làm mới lại, và được tăng thêm nghị lực nếu ta tiếp tục cho đi.
Thế nhưng, ta cũng không thể chỉ sống cho đi. Câu hỏi cho sự tĩnh lặng và sức mạnh nội tại của bản thân có thể không bao giờ đơn giản vì mục đích đó. Ta được kêu gọi để phục vụ thế giới nơi ta đang sống. Sự phục vụ như thế không có nghĩa chỉ dừng lại ở những phương pháp kỹ thuật. Nó còn là một vấn đề của sự chạm trán cá vị. Nó là một vấn nạn của sự đến gần. Đó là một vấn đề của sự quan tâm. Tác giả Nouwen nhắc nhớ ta rằng sự quan tâm có nghĩa là hiện diện với người khác và cũng lưu ý rằng “việc chữa lành mà thiếu quan tâm sẽ khiến ta bị chi phối với những thay đổi nhanh chóng, hoặc bất kiên nhẫn và không sẵn sàng để chia sẻ gánh nặng của nhau.”
Việc cảnh báo trên thực sự là có. Ta thường thường vội vàng đưa ra sự cố vấn, sự chữa lành, và sự giúp đỡ những chiến thuật mang tính cá nhân, và có khuynh hướng khiển trách người khác vì đã thiếu sự tin tưởng vào những chiến thuật của ta nếu như kết quả của sự việc không xảy ra như chúng là. Ta nhận thấy thật là khó khăn để đồng hành với người khác, để đi vào những phần tổn thương trong họ khi chúng được cởi mở với ta, để chia sẻ tình bạn thậm chí khi chẳng có sự thay đổi quan trọng nào, và để tìm kiếm một nghị lực hơn là sự giúp đỡ. Để thực hiện được điều này, ta sẽ cần quan tâm với một sự quan tâm mà nó bắt nguồn từ việc chính bản thân ta được nuôi dưỡng.
Source: Dare To Journey with Henri Nouwen by Charles Ringma
M. Emmanuel Phan, Fmsr chuyển ngữ