Phục vụ bất chấp những khó khăn của bản thân
Hẳn rõ ràng không đúng khi cho rằng bản thân ta phải hoàn hảo trước đã rồi mới có thể giúp đỡ người khác. Điều này không chỉ đúng trong những việc cụ thể nhưng cả trong lãnh vực tâm linh. Sứ vụ không chỉ bắt nguồn từ nghị lực, nhưng nó còn đến từ sự yếu đuối.
Cũng không đúng khi ta chỉ có thể giúp đỡ người khác chỉ vì chính ta đã được giúp đỡ. Thậm chí cũng không đúng khi cho rằng ta không thể làm cho người khác “trưởng thành” vươn đến đích điểm mà chính bản thân ta đã đạt tới.
Thông thường, một “người chữa lành tổn thương” được sai đi để mang đến cho người khác niềm hy vọng và hạnh phúc, là những hoa trái mà người cho đi thu hoạch được trong sự thăng tiến mình đã trải nghiệm. Đôi khi người chữa lành vết thương có thể mang đến cho người khác sự chúc phúc và sự chữa lành mà chính họ đang tìm kiếm.
Tác giả Nouwen lưu ý rằng thông thường ta “phải quan tâm đến những vết thương của chính mình, nhưng đồng thời được chuẩn bị để chữa lành những vết thương của người khác.” Điều này chẳng có gì là không hợp lệ – trừ khi người ấy quá xấu hổ về những tổn thương của bản thân đến nỗi họ bị tê liệt trong những hoạt động của mình. Thật vậy, có điều gì đó hoàn toàn tuyệt vời trong cái điều dường như nghịch lý này. Thật tốt đẹp biết bao khi mà những khó khăn của riêng ta không nhất thiết phải ngăn cản ta làm những việc hữu ích; bất chấp cho những nỗi đau của riêng ta, ta vẫn có thể mang sự khích lệ đến cho người khác.
Người chữa lành tổn thương thì không đi ngoài những nguyên tắc. Khi những người trợ giúp thành thật với chính mình, họ sẵn sàng thừa nhận chính họ cũng có những nhu cầu tương tự. Những nhu cầu này không nhất thiết là một khiếm khuyết. Thực vậy, những nhu cầu nơi bản thân có thể khiến ta hiểu sâu cách sâu sắc và tỉnh thức hơn trước những thử thách của tha nhân.
Source: Dare To Journey with Henri Nouwen by Charles Ringma
Chuyển ngữ: Kim Xuân, Học viện