Ngày 02-04-2020: Thứ Năm sau Chúa Nhật V Mùa Chay Năm A

Sức Mạnh của Lời Nói Gây Thiệt Hại

Khi ấy, Đức Giêsu nói với người Do Thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết.” “Người Do-thái liền nói: “Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám.” (Ga 8, 51-52)

Thật không dễ để tưởng tượng bất cứ điều gì có thể tồi tệ hơn về những gì được nói ra bởi Chúa Giêsu. Ngài có thực sự bị quỷ ám? Nhưng bối cảnh là thế. Thật là một điều đáng buồn và khó hiểu để nói về Con Thiên Chúa. Đây là chính Thiên Chúa, trong con người Giêsu, khi hiến tặng một lời hứa về sự sống đời đời. Ngài mạc khải Sự thật thánh thiêng, rằng việc vâng theo Lời Ngài là con đường dẫn đến hạnh phúc vĩnh cửu; mọi người cần phải biết Chân lý này và sống theo đó. Chúa Giêsu đã nói ra điều này một cách tự do và rõ ràng, nhưng thái độ phản hồi từ một số người nghe thông điệp ấy lại rất thất vọng, phỉ báng và ác tâm.

Cũng chẳng dễ dàng gì để biết được những ý tưởng đang diễn ra trong tâm trí của những người thuộc phe đối lập đã khiến họ phải nói ra một điều như vậy. Có lẽ họ ghen tị với Chúa Giêsu, hoặc có lẽ họ đã rất bối rối. Dù thế nào đi chăng nữa, điều họ nói lên đã đang gây tổn hại cách nghiêm trọng.

Sự thiệt hại của một lời tuyên bố như thế về phía Chúa Giêsu thì không nhiều; đúng hơn, nó đã gây tổn hại cho chính họ cũng như cho những người xung quanh Ngài. Chúa Giêsu tự mình đã có thể xử lý bất cứ điều gì Ngài đã nói ra, nhưng những người khác thì không thể. Điều quan trọng phải hiểu rằng lời nói của chúng ta đã có thể gây tổn hại lớn cho chính mình và cho những người khác.

Trước hết, lời nói của họ đã làm tổn hại đến chính họ. Bằng việc nói ra một tuyên bố sai lầm cách công khai như vậy, họ bắt đầu đi xuống con đường của sự cố chấp. Điều cần thiết là phải có sự khiêm tốn đích thật để rút lại một tuyên bố như thế trong tương lai. Và đối với chúng ta cũng thế. Khi chúng ta kiểm chứng và thấy điều gì đó đang gây tổn hại cho người khác, thì nó rất khó để rút lại. Điều khó khăn hơn tiếp theo là việc xin lỗi và chữa lành vết thương mà chúng ta đã gây ra. Sự thiệt hại chủ yếu diễn ra ngay trong chính tâm hồn của chúng ta, ở chỗ là ta khó có thể buông bỏ lỗi lầm của mình và khiêm tốn tiến về phía trước. Nhưng điều này buộc phải được thực hiện nếu chúng ta muốn đền bù cho sự thiệt hại đã gây nên.

Thứ hai, việc chỉ trích này cũng gây thiệt hại cho những ai đang hiện hiện và lắng nghe. Một số người có lẽ đã bác bỏ lời tuyên bố độc địa này, nhưng những người khác có thể đã suy nghĩ về nó và bắt đầu tự hỏi liệu Chúa Giêsu có thực sự bị quỷ ám hay không. Vì vậy, hạt giống nghi ngờ đã được gieo vào lòng con người. Tất cả chúng ta phải nhận ra rằng lời nói của chúng ta luôn gây ảnh hưởng đến người khác; chúng ta vì thế phải cố gắng nói những lời mang tính quan tâm và hết sức bác ái.

Hôm nay, hãy suy ngẫm về lời nói của chính bạn. Có những điều bạn đã nói với người khác mà bây giờ bạn nhận ra là sai lầm hoặc gây hiểu lầm? Nếu vậy, bạn đã tìm cách đền bù sự thiệt hại đó bằng cách rút lại lời đã nói và xin lỗi chưa? Ngoài ra, hãy suy ngẫm về thực tế là bạn dễ bị lôi kéo vào những cuộc trò chuyện gây thiệt hại cho người khác. Bạn có cho phép bản thân bị ảnh hưởng bởi những cuộc trò chuyện như thế? Nếu có, hãy giải quyết bằng việc thinh lặng đôi tai của bạn trước những lỗi lầm và tìm cách để nói lên sự thật!

Lạy Chúa, xin ban cho con ân sủng để con nói những lời thánh thiện, những lời có thể làm vinh danh Ngài và phản ánh Chân lý vĩnh cửu hiện diện trong Trái tim Ngài. Xin giúp con cũng nhận thức được những lời dối trá quanh con, trong thế giới tội lỗi này. Xin Thánh Tâm Chúa thanh lọc những tội lỗi của con, và xin cho những hạt giống của Sự thật được gieo vào tâm trí con. Lạy Chúa Giêsu, con tin Ngài!

Sr. M. Emmanuel Phan, Fmsr chuyển ngữ

Nguồn: “My Catholic Life: A journey of personal conversion!”

About dongmancoichihoavn

Check Also

An tĩnh nội tâm

hãy thường xuyên tìm về nơi thâm cung của cõi lòng mình, vì chính trong nơi thanh tịnh này, chúng ta dễ dàng nhận ra tính chân thực của một Tình Yêu...

Trả lời