Sự sống mới

SỰ SỐNG MỚI

 

Kinh nghiệm của ông bà xưa nói: “Sau cơn mưa, trời lại sáng”. Quả thật, mỗi lần trời mưa, mây đen kéo kín cả bầu trời,và trời lại trở nên sáng sau khi cơn mưa tạnh. Cuộc sống con người một phần nào đó cũng minh họa cho điều ấy. Cơn mưa đến, đó là khi tôi ngã, mây đen nơi tôi chính là những suy nghĩ tiêu cực nơi bản thân : mình thật bất tài, kém cỏi, và rồi tôi chẳng muốn đứng dậy để bước tiếp. Nếu có ai hỏi tôi, bạn sẽ cảm thấy thế nào sau khi ngã? – đó là đau. Vâng chính cái đau, cái ngã ấy cho tôi được lớn lên và thêm vững vàng hơn bằng  đôi chân của mình. một bầu trời mới mở ra  cho cuộc đời tôi, và tôi bắt đầu lại từ đầu.

Ngoài những gì được học trên trường qua sách vở, thầy cô, cha mẹ,…tôi cũng có thể học được những kinh nghiệm, bài học trong cuộc sống . Trải qua những tháng ngày bước chập chững vào đời sống tu trì, tôi được mời gọi chững thêm 1 bước nữa, một phần để đôi chân được cứng cáp hơn.  khoảng thời gian bước đi này, tôi được đề cử đến vùng miền quê, nơi cách thành phố hơn 200 cây số. nơi đây, không khí thoáng mát, trong lành, cây cối xanh tươi, không  nhộn nhịp tất bật như cuộc sống trên thành phố. Nếu được chọn lựa giữa cái nóng, và nhịp sống ồn ào của thành phố với không khí lạnh của miền quê, chắc chắn một điều, đa số mọi người chọn miền quê hơn vì sự yên tĩnh, cũng như không khí. ánh nắng nhẹ của buổi sáng ban mai xuyên qua cánh cửa sổ, chiếu vào căn phòng bé nhỏ, với làn gió nhè nhẹ thôi vào khuôn mặt tôi làm xua tan mọi lo lắng, phiền não theo làn gió. Và có thể mượn lời của Thánh Phero mà nói rằng : “ ở đây thật là tốt”. đang miên man với dòng suy nghĩ ấy, bỗng có tiếng chuông:

  • Kính kong
  • Vâng, ai vậy ạ?- tôi nói vọng lại.

Cánh cửa được mở ra,  trước mặt tôi là một bà cụ với chiếc áo nâu đã rách cả mấy chỗ, trên tay chiếc nón rách vài chỗ,  tôi ngần ngại hỏi:

  • Chào bà. Bà tìm ai?

Với dáng vẻ  nhếc nhác, gầy gò, khuôn mặt đen xậm đi vì nắng, đôi tay đầy đồi mồi. có lẽ, ít ai dám tiếp xúc với bà. bà cầm chiếc ly và nói :

  • Tôi khát!

…..

Như một tiếng trống đánh ngang tai. Tôi đứng hình. Tôi mường tượng đến lời cuối cùng của Chúa: “Ta Khát.” khi Người bị treo trên cây thập giá. Một làn gió lạnh thấu xương chạy qua người, da tôi nổi lên như da gà vì sợ. tôi tự hỏi trong sự nghi ngờ cùng sự lo lắng : “Bà ấy là ai?”, “Bà ấy đang khát? hay Chúa đang khát? nếu ngài khát nước thì tại sao, khi lính tráng đưa cho Chúa nước để giảm cơn khát, Chúa lại chỉ nhấm một chút? Vậy Chúa khát điều gì? Đặt hoàn cảnh của tôi vào vị trí của Người, tôi cảm nhận rằng Người đang khát Tình Yêu. Con cái của bà đâu? Họ hàng của bà đâu? Họ đâu cả rồi? Nhìn xung quanh chẳng có bên cạnh bà, một mình bà lang thang xin ăn, xin nước uống. Ai hảo tâm thì cho bà ăn bữa ngon làm lòng bà hạnh phúc, mạng sống bà được cứu. một đời vất vả nuôi con khôn lớn, giờ lại trở thành người “không có chỗ tựa đầu” (Lc 9, 58). Thầy Giê-su dành tình yêu cho các môn đệ của Người, nhưng hiện giờ, dưới chân Người chỉ có Mẹ và người môn đệ, còn những môn đệ kia đâu? Phê-rô? Gia-cô-bê? – “Họ chạy trốn hết cả rồi “(Mt 26, 56). Người thấy cô đơn trong giây phút này. Còn tôi, tôi cũng bỏ Thầy  hay sao? (Ga 7, 67)  Phải, có lẽ một phần nào đó, tôi dùng chính cuộc sống của mình thay cho lời nói. Rút lui, khi tôi sống vô kỷ luật, thiếu bác ái với chị em, không còn muốn dấn thân? Hay khi xác tín rằng: “ bỏ Thầy thì con biết đến với ai?” (Ga 7, 68). Đó là tôi “vui vẻ dâng hiến” (2Cr 9, 7), mang cho chị em những nụ cười, sự bình an, hạnh phúc, hy sinh hiến bản thân mình vì chị em?

Sau khi uống ly nước, nụ cười trên khuôn mặt bà rạng ngời. Tôi cảm nhận niềm vui, niềm hy vọng nào đó nơi khuôn mặt bà. Bà được sống. Tôi nhìn bóng dáng bà bước đi, bước đi và bước đi. Có lẽ Chúa cũng khát sự sống cho chính mình. bởi Người còn muốn được ở gần các môn đệ, nâng đỡ họ lúc này, vì họ đang sợ. Thầy lo lắng cho các môn đệ vì có thể họ sẽ nghĩ rằng chính họ đã phản bội Thầy, họ trách móc bản thân vì để Thầy rơi vào cái chết, và họ  không  đủ can đảm bảo vệ Thầy, bảo vệ cho Sự Thật. tuy nhiên, nếu Chúa xuống khỏi Thập Giá lúc này, mọi chuyện sẽ chấm dứt, công việc của Cha chưa được hoàn thành, Thánh Ý Cha chưa được thể hiện, con người sẽ không thể giao hòa với Cha. Vì thế điều có thể làm được là phó thác tất cả trong tay Cha. Trong tình thế xã hội hôm nay, con người cũng đang tranh đấu cho cuộc chiến sống còn với cơn dịch bệnh. Từ một cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp, thậm chí là kẹt xe xảy ra trên mọi đoạn đường, nhưng giờ đây, chẳng còn bóng dáng người đi bộ, tập thể dục, những tiếng còi xe inh ỏi. nhưng nay, nhà nhà đóng kín cửa vì sợ dịch bệnh, sợ lây nhiễm. Tương giao giữa người với người trở nên bất an. Khả năng của con người không thể làm gì hơn được nữa đó là phó thác mọi sự trong bàn tay Thiên Chúa.

 Cuộc đời ai cũng có khát vọng. Khát vọng yêu, được yêu thương và được sống lâu sống mãi bên những người mình thương. Nhưng đã là con người thì không thể tránh khỏi cái chết, và chẳng ai có thể truyền sự sống của mình cho người khác. Với trái tim yêu thương, lòng bao dung, thứ tha, hy sinh bản thân mình trong cuộc sống hiện tại. Sau khi ngã trong tương quan với chị em, với Chúa, với chính bản thân mình, đứng dậy và làm lại từ đầu, đó là lúc ta truyền cho người khác sự sống mới: Sự Sống của Chúa. Chúa cũng đã hy sinh chính bản thân mình cho tôi, cho bạn, cho mọi người để tất cả được tự do, sự tự do đích thực, tự do của con cái Chúa. Và Người khát mong, tôi và bạn sẽ truyền sự sống ấy, cho những ai đang Khát: khát tình yêu, khát sự sống.

Maria Micae

About dongmancoichihoavn

Check Also

Tính cách và nhân đức của nữ tu tông đồ Mân Côi

...làm việc bằng cả con tim, suy nghĩ bằng cả con tim và học cách cho đi cũng bằng cả con tim...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *